Căng thẳng
Có bằng chứng lâm sàng cho thấy căng thẳng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của da nhưng không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy căng thẳng làm trầm trọng thêm lão hóa da, và mối quan hệ này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Căng thẳng mãn tính kích thích hệ thần kinh thực vật, hệ thống renin-angiotensin và trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận. Kích hoạt kéo dài này có thể dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch mãn tính, tăng sản xuất ROS (gốc tự do oxy hóa) và tổn thương DNA, được biết đến là tác nhân gây lão hóa da. Ngoài ra có một số dữ liệu hỗ trợ rằng căng thẳng gây ra suy giảm tính thấm biểu bì da.
Thiếu ngủ
Tác động của việc thiếu ngủ hiện được công nhận là liên quan đến tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tim mạch, trầm cảm và thậm chí ung thư, và một số cũng tăng nguy cơ tử vong. Trên da, thiếu ngủ đã được chứng minh là ảnh hưởng đến trạng thái của khuôn mặt. Một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các đối tượng với giấc ngủ bị xáo trộn có làn da kém khỏe mạnh, kém hấp dẫn và mệt mỏi hơn với sự thay đổi một số thông số của màu da. Một nghiên cứu khác thấy rằng thiếu ngủ ảnh hưởng đến đến mắt, miệng và da. Các nghiên cứu viên quan sát thấy mí mắt sụp, mắt đỏ, sưng, quầng thâm, màu da nhợt nhạt, nhiều nếp nhăn trên mặt và nếp nhăn ở khóe miệng ở những người thiếu ngủ.Trong một nghiên cứu khác trên 60 phụ nữ, tìm thấy rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nhiều dấu hiệu lão hóa hơn, được biểu thị bằng điểm SCINEXA. Giảm tính thấm qua biểu bì cũng được quan sát thấy trong thời kỳ stress do thiếu ngủ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo J.H. Chung, nhiệt là một yếu tố môi trường có thể góp phần gây lão hóa da. Nhiệt được tạo ra do tiếp xúc với tia hồng ngoại khi phơi nắng và dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ da. Nhiệt độ của da người có thể tăng lên hơn 40oC. Sốc nhiệt cấp tính ở da người kích thích sự hình thành mạch mới, tăng huy động các tế bào viêm và gây tổn thương DNA oxy hóa.
Chen đã chỉ ra rằng tiếp xúc với nhiệt làm tăng thoái hóa sợi elastin (sợi đàn hồi trong da). Một nghiên cứu in vivo trên da mông, cho thấy khi tiếp xúc với miếng đệm nóng 43oC trong 90 phút làm tăng sản phẩm thoái hóa của elastin (là tropoelastin) ở cả lớp biểu bì và lớp hạ bì. Lão hóa da nghiêm trọng đã được quan sát thấy trên cánh tay thợ làm bánh, có thể do thường xuyên tiếp xúc với lò nướng nóng và trên da mặt của người thổi thủy tinh. Đối với J.Y. Seo và J.H. Chung, nhiệt là một yếu tố môi trường góp phần vào sự lão hóa da, có thể được gọi là lão hóa da nhiệt. Vai trò của nhiệt trong việc gây lão hóa da cũng được hỗ trợ bởi các bằng chứng được đề cập trước đó, rằng MMP1 tăng lên sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên mặc dù đã lọc tia UV, bức xạ nhìn thấy và tia hồng ngoại và chỉ cho phép nhiệt tác động lên da. Không có bằng chứng trong các tài liệu về ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh đến lão hóa da. Tóm lại thì stress, thiếu ngủ hoặc nhiệt đều là các tác nhân dẫn đến lão hóa da. Chăm sóc da bằng cách ngủ đủ giấc, giảm stress và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt.